10 BƯỚC RENDER NỘI THẤT LUMION PHẦN 1- TÁC GIẢ NGUYỄN NGÂN VY

Render nội thất và ngoại thất không phải luôn là một con đường thuận lợi. Ngay cả khi bạn sở hữu một model được thiết kế tốt, có đầy đủ đồ đạc và map ảnh, bạn vẫn phải đối mặt với rất nhiều mối lo ngại khi render, từ chiến lược đặt đèn cho đến sắp sếp vật dụng và sự ứng biến trong vật liệu.
Trong số đầu tiên nằm trong series 3 phần, “Làm thế nào để có một bức ảnh Render đẹp?”, tôi đã phá vỡ tiến trình công việc render cho phong cách nộii thất phòng khách( bên dưới). Tiến trình phác thảo dưới đây vẫn chưa phải là tiến trình cuối cùng , nhưng tôi hy vọng chúng sẽ giúp bạn có tầm nhìn hơn và render đẹp hơn, hiệu quả hơn, có chiều sâu hơn.
Không cần biết trong quá trình chiến lược đặt đèn của bạn, có sự chất chồng các hiệu ứng hoặc tùy chỉnh vật liệu đặc thù hay không, thì việc tạo thành một bức ảnh render giống-y-như-thật có vô số lợi ích. Và mặc dù bạn hoàn toàn có thể thể hiện chức năng và hình khối của thiết kế, nhưng một bức ảnh render đẹp có thể làm cho khách hàng của bạn hài lòng, dễ chịu, thoải mái và tràn đầy động lực. nó thúc đẩy việc họ cảm nhận được những yếu tố khác trong bức ảnh.
Quan trọng hơn, render một bức ảnh đẹp giúp khách hàng của bạn cảm nhận không gian một cách trực quan hơn, tự nhiên hơn, dẫn họ qua từng lớp cửa và kết nối cái nhìn thật nhất với sản phẩm cuối cùng.

Hiệu chỉnh và Bố trí nguồn sáng cho bao cảnh

Bước 1: Đặt Spotlights và Area Lights
Bước đầu tiên để render ảnh chính là Đặt nguồn sáng vào bao cảnh, bởi vì nếu không có chúng, hình render sẽ trông như thế này:
Tất nhiên, hình render không phải là quá tệ, nhưng nếu có đặt thêm nguồn sáng, hiệu ứng sẽ trở nên tốt hơn. Bởi vì nguồn sáng là một công cụ “quyền năng” dùng để tạo hình những vật xung quanh ta, bằng mắt và cả cảm xúc. Trước khi chọn lọc vật liêu cho bao cảnh, bạn nên chú trọng vào kế hoạch đặt nguồn sáng. Bao gồm cả nguồn sáng nhìn thấy được (như light bulbs và nodes) cũng như nguồn sáng không nhìn thấy được (ví dụ như area lights, fill lights và omnilights).Hình dưới dây thể hiện cách sắp xếp nguồn sáng hoàn chỉnh để hoàn thành 1 bài render .
Bức ảnh trên có vẻ “xoắn” với những đường thẳng hình học màu xanh rẽ nhánh theo hướng, nhưng bởi vì bức ảnh này đang thể hiện tất cả 39 chi tiết đèn nhân tạo , bao gồm spotlights và area lights.Phân tích kĩ hơn vào bức ảnh trên, thật ra chúng chỉ có 3 loại nguồn sáng, và phần lớn chúng được cấu trúc từng cái một để cung cấp ánh sáng cần thiết cho bao cảnh. Những nguồn sáng này bao gồm:
– 13 spotlight trên trần nhà dọc theo dầm phụ với cường độ sáng giảm.
– 9 spotlight sử dụng tổng quát cho đèn bàn, đèn bóng thủy tinh và đèn tăng cường, ..
– 17 đèn dạng mặt phẳng và đạng đường thẳng cho phong cách nội thất đèn sang trọng cũng như gia tăng nguồn sáng tự nhiên.
Nói về nguồn sáng dạng mặt phẳng và đường thẳng, bạn có thể thấy rõ hiệu quả của những nguồn sáng này ở những khe hở trên trần nhà (những nguồn sáng dài, hình chữ nhật). Và những nguồn này tuyệt vời để thay thế nguồn sáng riêng biệt, chúng cũng có chức năng trong việc thay thế ánh sáng mặt trời đằng sau cửa sổ, như hình dưới đây.

Bước 2: Tùy chỉnh vật liệu cho bao cảnhĐây là lý do tại sao hiệu chỉnh nguồn sáng cho bao cảnh trước khi cải tiến và tối ưu vật liệu lại quan trọng đến vậy.Tùy thuộc vào hiệu quả mà nguồn sáng mang lại, bạn mới có thể dựa vào chúng để đưa ra quyết định tùy chỉnh vật liệu như thế nào, bao gồm:

Bước 2: Tùy chỉnh vật liệu cho bao cảnh.
Đây là lý do tại sao hiệu chỉnh nguồn sáng cho bao cảnh trước khi cải tiến và tối ưu vật liệu lại quan trọng đến vậy.Tùy thuộc vào hiệu quả mà nguồn sáng mang lại, bạn mới có thể dựa vào chúng để đưa ra quyết định tùy chỉnh vật liệu như thế nào, bao gồm:
  • – Màu đặc trưng và độ đậm màu của vật liệu.
  • – Map ảnh cho chi tiết chất liệu của vật liệu
  • – Điều chỉnh vị trí của Map vật liệu
  • – Độ bóng
  • – Độ phản xạ
  • – Độ gồ ghề trên mặt vật liệu
  • – Tỉ lệ to nhỏ của map vật liệu.
Để hiểu hơn về setting vật liệu của Lumion có thể ảnh hưởng đến bề ngoài của những vật thể khác nhau, hãy cùng đánh giá ví dụ thực tế sau. Ví dụ, hình bên dưới là cảnh một khu bếp với một tủ lạnh phản chiếu ánh kim loại, cũng như ngăn kéo và cabin gỗ, bàn sơ chế đá granite, và bồn rửa tay crom,…
Đầu tiên, hãy hướng sự chú ý về chiếc tủ lạnh. Bề ngoài như được phụ bạc của nó được tạo nên với một màu xám đơ giản, độ phản xạ cao và độ bóng vừa phải. Bảng setting của nó trông như thế này:
Để hiểu việc thanh trượt trong bảng settings ảnh hưởng đến vật liệu như thế nào, hãy “khóa” thanh trượt lại và xem setting tác động đến cảnh duyệt trước đến cảnh hoàn thành như thế nào. Ví dụ, hãy xem chuyện gì xảy ra với chiếc tủ lạnh khi kéo thanh glossiness về 0. Tủ lạnh trở thành vẻ ngoài như thế này:
Thanh reflectitviy gần giống với gloss, nhưng giữa chúng có một vài điểm khác nhau cơ bản. Ví dụ, đây là hình với thanh reflectviity giảm xuống (thanh gloss trở lại mặc định).
Thanh relief dựa trên độ chi tiết và sắc thái của vật liệu. Khi kéo qua trái sẽ thể hiện bề mặt nhẵn mịn, trong khi kéo qua phải sẽ thể hiện độ gồ ghề, chi tiết rõ ràng hơn.
Bên cạnh thanh điều chỉnh tiêu chuẩn, thanh kéo weathering thật sự quan trọng và có thể hữu ích gần như bắt buộc khi tùy chỉnh hầu hết các vật liệu. Thông qua thanh kéo này, bạn có thể tạo ra chi tiết không hoàn hảo, tính thực tế và nhuốm màu thời gian chỉ với một cú click chuột.
Để chứng minh cho đặc điềm thanh weather làm việc như thế nào, hãy chú ý vào ảnh gif dưới đây:
Như đã thể hiện trên ví dụ, thanh công cụ weather cho nguồn sáng cố định một chút luống tuổi và chi tiết không hoàn hảo. Tuy nhiên, quan trọng hơn là hình dạng 3D nổi bật mà nguồn sáng cố định thu được. Tất cả nhờ vào hiệu ứng Weathering tạo nên bóng đổ tuyệt đẹp và hiệu ứng 3D, giúp cung cáp chiều sâu tốt hơn và cải thiện chất lượng vật liệu.

Thêm Hiệu ứng vào Photo Mode

Vật liệu…ánh sáng..render? Bạn nghĩ đã xong chưa? Sau khi cung cấp cho bạn chiến lược đặt nguồn sáng và hoàn thiện vật liệu dưới ánh sáng đó, đã đến lúc thật sự chú trọng đến những chi tiết nhỏ cần thiết cho công việc.
Bước 3: Chọn góc chụp Camera
Trước khi bắt đầu hiệu chỉnh các chi tiết, có thể sẽ rất hữu ích khi lựa chọn góc camera, chọn một vị trí riêng để đặt chúng. Bởi vì mỗi công trình mỗi bao cảnh khác nhau, góc chụp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào dự án cũng như mục đích render của bạn.
Tuy là thế, sẽ có một số mẹo để bạn chọn góc chụp camera bao gồm:
– Sử dụng thanh kéo Focal Length để điều chỉnh góc phối cảnh. Chọn góc tốt có thể tạo nên cảm giác thực và những góc nhìn cận cảnh gây cảm xúc mạnh mẽ.
– Nhắm camera vào khối hình học mà bạn muốn nó là đối tượng chính.
– Bảo đảm rằng các thành phần trong khung hình đều đang thể hiện ý đồ của bạn.
– Áp dụng những luật cơ bản trong nhiếp ảnh, như luật 1/3 chẳng hạn.Chọn góc camera rất quan trọng TRƯỚC KHI thực hiện các lệnh điều chỉnh xa hơn, mặc dù nó không phải là phương pháp công việc mà bạn “thích hơn”. Tuy vậy, nhiều người sử dụng lại thấy dễ dàng hơn khi chọn góc chụp lúc chưa bổ sung hiệu ứng.
Bước 4: Bổ sung Mặt Phẳng Phản Chiếu (Sự Phản Xạ Hai Chiều)
Bước tiếp theo là án định mặt phẳng phản xạ vào những bề mặt cụ thể. Không có sự phản xạ hai chiều, cảnh vật dễ bị rơi vào cảm giác thiếu sức sống và trông rất giả, đặc biệt là những cảnh có nhiều mặt nước và gương. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, sự phản chiếu sẽ chiếm nhiều dung lượng của card màn hình, và tăng thêm thời gian render.
Ngay cả trong búc hình ví dụ của chúng tôi thức tế không có kính hay mặt nước nào, mà vẫn có đến 8 mặt phẳng phản xạ. Trong bao cảnh đó, hình gif dưới đây thể hiện sự sắp xếp mặt phẳng phản chiếu.Thêm chứng minh về phản xạ ảnh hướng đến bao cản như thế nào, sau đây là 2 ảnh render so sánh:
Bước 5:Hiệu chỉnh lại Vật liệu
Sau khi ấn định Phản xạ 2 chiều, và làm việc với sự dự tính hiệu chỉnh đèn và hiệu ứng, sẽ là một ý tưởng tốt nếu bạn kiểm lại Vật liệu lần nữa.
Tuy nhiên nếu bạn đi thẳng vào build mode, bạn sẽ không thể chỉnh ảnh với những effect đã bật. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng tùy chỉnh “Build With Effects”.
Hơn nữa, bằng cách chọn”Medium” trong phần Xem trước chất lượng hiệu ứng phản xạ, bạn só thể tìm ra một sự miêu tả gần như chính xác rằng, ánh sáng ảnh hưởng đến vật liệu của bạn như thế nào. Qua phương thức chọn Build With Effects, chúng ta hoàn toàn có thể dưa ra cách quyết định chính xác nhất về vật liệu gỗ ốp sàn nhà.

Before

After
Bước 6: Định hình cấu trúc cho Hiệu ứng Mặt trời và Bóng đổ
Hiệu ứng mặt trời cho bạn 4 sự lựa chọn để ứng biến vào khung hình, bao gồm:
Những thanh kéo này khá đơn giản và bạn có thể đạt được tùy chỉnh tốt nhất một cách đơn giản nhất, bằng cách chơi đùa với chúng. Với phần render mặc định, mặt trời ở mức -0.1, túc ở dưới đường chân trời và tỏa ra không khí của một buổi hoàng hôn.
Cũng giống như Hiệu ứng Mặt trời, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát hiệu ứng bóng đổ bằng cách kéo các thanh ngang, chốt lại và ghi chú sự khác nhau giữa chúng. Bằng cách công thêm hiệu ứng bóng đổ (với tùy chỉnh mà bạn thấy ở trên, kết quả hiệu ứng của bóng đổ trong hình như dưới đây
Sự kết hợp hiệu ứng Mặt trời và Bóng đổ rất quan trọng để cho ra một bức ảnh render trông thật nhất. Khi 2 hiệu ứng hài hòa, chúng ta có ánh sáng xanh dương nhạt lan tỏa nhẹ và một chút ánh sáng vàng lãng mạng.
Bước 7 : Global Illumination (Sự chiếu sáng tổng quát)
Global Illumination là một công cụ cốt yếu bởi vì nó là một hiệu ứng quan trọng trong thực tế bạn đặt nguồn sáng, và vì thế, trong toàn bộ nội dung render của bạn. Vậy, Global Illumination là gì? Tóm lại, hiệu ứng này phan tích tất cả các bề mặt được chiếu sáng bởi môi trường hoặc nguồn sáng nhân tạo. Sau khi phân tích, Global Illumination đặt đèn thăm dò trên những bề mặt đó để đóng vai những đèn “được phản chiếu”
Nhìn lướt qua, bề mặt chung có vẻ hơi quá sáng một chút….
….nhưng thật sự sẽ đơn giản một cách bất ngờ. Tất cả những gì bạn cần là chọn nguồn sáng sẽ phát ra hiệu ứng GI, sau đó chốt lại dung lượng nguồn sáng. Kết quá là, một bức ảnh tối hơn sẽ biến đổi từ đây….
..sang thế này…
Bước 8: Lens Flare, Analog Color Lab & Vignette (Lóe sáng, Bảng màu Analog và Hiệu ứng mờ viền)
Hoàn thiện chủ nghĩa hiện thực trong render nghĩa là áp dụng những hiệu ứng chân thực. Khi làm vậy, bạn có thể bắt chước được nhiều khía cạnh của thuật nhiếp ảnh, bao gồm Hiệu ứng lóe sáng, Hiệu ứng mờ viền và Sự phối hợp màu sắc.
Bắt đầu với hiệu ứng lóe sáng, bạn có thể dùng bảng setting bên dưới để áp dụng vào render phòng khách.
Về cơ bản, Lens flare làm cho đèn trong phòng như thể sắp nổ tung, như một hiện tượng thường gặp trong nhiếp ảnh. Hiệu ứng này thấy rõ nhất ở giữa căn phòng, những chiếc đèn trang trí:
Bảng màu Analog là một hiệu ứng khá phổ biến khác có thể tự động chuyern sắc độ màu và thay đổi màu nguyên bản. ngay lập tức thay đổi cảm nhận về cảnh vật.
Cuối cùng, Hiệu ứng mờ viền làm tối hơn các góc của khung hình mà không sửa đổi hần trung tâm, làm ta tập trung vào phần trung tâm hơn trong khi đó thêm phong cách nhiếp ảnh huyền ảo vào khung hình.
BƯớc 9: Hyperlight, Sharpness & Noise ( Ánh sáng cường điệu, sự sắc nét và độ nhiễu)
Ba hiệu ứng cuối cùng trong render nội thất phòng khách tuần này bao gồm Hyperlight, Sharpness & Noise . Tuy nhiên trong ba hiệu ứng, người ta có thể cho rằng Hyperlight là hiệu ứng quan trọng nhất dựa vào tác dụng nâng cấp ánh sáng và bóng đổ nguyên bản. Bạn có thể tìm thấy Hyperlight ở giữa khung effect Light and shadows.
Hyperlight tác động lên toàn bộ các nguồn sáng nguyên bản trong khung hình bằng cách hợp nhất các hiệu ứng gián tiếp của nguồn sáng phản xạ và làm nổi bật các nguồn sáng huyền ảo. Bật hiệu ứng Hyperlight 2 Intensity cũng tăng số lượng đèn tính toán nổi bật trong khung hinh, cho hiệu quả mềm mượt, chi tiết ánh sáng một cách chính xác.
Hai bức hình dưới đây giải thích sự tác động của Hyperlight đến ánh sáng nguyên bản của nội thất.
Sharpness và noise, mặt khác, là những nét đơn giản để cải thiện tình hình render, bạn có thể dùng cả hai để nâng cao sự “thật” cho hình.Ví dụ, sử dụng noise effect giới thiệu sự không – thật trong suốt khung hình, vì thế tạo hiệu ứng tự nhiên không hoàn hảo trong cách nhiếp ảnh xưa. Bật tăng chế độ Sharpness làm rõ hơn các chi tiết nhỏ và làm các góc cạnh, chi tiết vật liệu sắc cạnh hơn.

Trước khi bạn render tấm hình cuối cùng

Với nhiều sự quan tâm chỉnh sửa và bổ sung nhiều hiệu ứng, bạn thật sự đã sẵn sàng để render. Tuy nhiên, vẫn còn một thứ cuối cùng bạn nên làm để bức ảnh “thực càng thêm thực”, thêm sự sống động và sự rung cảm.
Bước 10: Detail the Scene with Objects for a “Lived-in” Look (Thêm vật thể – thêm sức sống )
Bổ sung và điều chỉnh hiệu ứng là bắt buộc đối với tác phẩm render giao cho khách hàng, với nội thất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi đã đạt tới giai đoạn bùng nổ, khi mà hình render có thể kể một câu chuyện và đẩy khách hàng vào không gian đó, để họ có thể cảm nhận môi trường đó, thì bạn phải đóng vai là người chủ của không gian đó – người đã sống và trải nghiệm cuộc sống của không gian trong hình.
Lumion đã tặng một thư viện khổng lồ các vật dụng chất lượng cao, sắp xếp từ đồ nội thất đến đồ ăn, đồ uống. Khi sử dụng thế mạnh của thư viện này, bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng tạo ra một không gian sống thực tế. Trong bài hướng dẫn render này, sự lắp đặt vật thể thông minh và nhanh nhẹn sẽ làm tăng sự chi tiết và cảm xúc như được sống trong một thế giới thực.
Kết quả là, bức ảnh render cuối cùng là những gì chúng ta mong đợi. Sạch, đẹp và chuyên nghiệp:
Con đường tạo ra một sản phẩm render chất lượng là một trải nghiệm độc nhất tùy thuộc vào dưự án mà bạn chọn, model mà bạn sử dụng, phân cảnh mà bạn tạo ra và cả phong cách render của riêng bản thân, giữa rất nhiều những nhân tố khác.
Blog hướng dẫn này chỉ ra một số điểm sáng trong render Lumion và tiến trình làm việc, giúp bạn tìm ra hướng giải quyết mới cho các vấn đề về render kiến trúc, và tận dụng nguồn tài nguyên mà Lumion đã cung cấp, hoặc xa hơn nữa là đọc và hỗ trợ, sau đây là các nguồn tài nguyên hữu ích:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *